Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật

Tại buổi tư vấn CN. Nguyễn Thị Thu Phương, ĐDT Khoa Dinh dưỡng đã đánh giá tình trạng dinh dưỡng thông qua những chỉ số lâm sàng để chỉ điểm nguy cơ suy dinh dưỡng. Qua đó đưa ra những nguyên tắc dinh dưỡng giúp bệnh nhân và người nhà thấy được tầm quan trọng của các nhóm dinh dưỡng đối với bệnh nhân sau phẫu thuật như thế nào.

Một trong số nguyên tắc mà bệnh nhân và người nhà cần nắm sau khi phẫu thuật đó là: Tăng dần năng lượng và Protein. Thức ăn cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, cần nhuận tràng, dễ tiêu . Hạn chế tối đa đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, hồng xiêm, ổi, các loại xương băm nhỏ… Uống đủ nước, có thể nước đun sôi để nguội, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn… Lựa chọn đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân như cháo, sữa dinh dưỡng sản xuất sẵn, tự nấu.…Nên chia ra ăn nhiều bữa trong ngày, 5-6 bữa/ ngày. Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp tăng cường sức khỏe đơn giản và hiệu quả nên được nhiều người ưa chuộng

Buổi tư vấn giúp bệnh nhân và người nhà nắm rõ được sau phẫu thuật những loại thức ăn nào nên bổ sung, những loại nào nên tránh. Đặc biệt, biết được nhóm đối tượng dinh dưỡng gồm những loại thực phẩm nào giúp thuận lợi trong việc phân chia bữa ăn hợp lý, đủ dưỡng chất; Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị cũng như quá trình phục hồi vết thương.

Ngoài việc chăm sóc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì một chế độ ăn khoa học, đúng cách sẽ phần nào quyết định đến sự phục hồi vết thương. Bênh nhân và người nhà sau khi phẫu thuật nên xin tư vấn từ các bác sĩ Dinh dưỡng để được tư vấn một cách tốt nhất giúp cho người bệnh sớm phục hồi sau mổ.