Những Điều Cần Biết Về Nhồi Máu Cơ Tim

1. Khái niệm.

Nhồi máu cơ tim là một vùng cơ tim bị hoại tử do nhánh động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim đó bị tắc.

             

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là .

Các yếu tố nguy cơ:

  • Đái tháo đường
  • Tiền căn , tiền căn gia đình có người mắc bệnh sớm (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi)
  • Bệnh thận mạn hoặc tiền căn bệnh tự miễn
  • Tiền sử hoặc đái tháo đường thai kỳ
  • : , tăng triglycerid máu
  • Lớn tuổi, trên 40 tuổi
  • Thừa cân, béo phì ≥23
  • Hút thuốc lá
  • Người ít vận động.

 

3. Triệu chứng

  • Hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Đau thắt ngực. Mức độ có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp
  • Tay chân lạnh, ẩm
  • Kích thích, lo lắng, hoảng sợ
  • Ngất
  • Đột tử
  • Ở một số khác, họ không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị.

 

4. Các phương pháp điều trị:

Điều trị hỗ trợ

  • Nếu người bệnh có giảm Oxy máu sẽ được hỗ trợ thở Oxy.
  • Được sử dụng các thuốc giảm đau ngực.
  • Được sử dụng một số thuốc kiểm soát nhịp tim, hoặc những thuốc góp phần tốt cho co bóp của tim sau này.

Điều trị chính

Can thiệp mạch vành (PCI): đây là một thủ thuật thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa can thiệp tim mạch. Trong thủ thuật người bệnh vẫn còn tỉnh và có thể quan sát tiến trình thủ thuật trên màn hình video. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại vị trí đùi hoặc cổ tay của người bệnh. Hệ thống ống dẫn được luồn tại đùi hoặc cổ tay theo mạch máu về hướng về tim. Dựa vào hình ảnh thu được trên màn hình chụp, các bác sĩ tìm được vị trí tắc đồng thời thực hiện đặt stent (ống thông) vào mạch máu bị tắc. Stent bung lên giúp máu lưu thông lại bình thường.

Mổ bắc cầu mạch vành (CABG). Bệnh nhân được gây mê và phẫu thuật tiến hành trong phòng mổ tại khoa Phẫu thuật tim. Những đoạn mạch máu được lấy từ những nơi khác trong cơ thể được làm cầu nối phía trước và sau nơi tắc giúp máu đi theo đoạn mạch máu ghép đến nuôi cơ tim phía dưới. Đoạn mạch máu được lấy đi chỉ là 1 phần rất nhỏ trong hệ thống mạch máu phong phú của cơ thể nên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan này.

                             

5. Phương pháp chăm sóc, theo dõi và điều trị:

  • Chế độ nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường ít nhất 48 giờ đầu, phòng yên tĩnh ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, hạn chế tiếp xúc thăm nuôi, làm thủ thuật.
  • Cụ thể chế độ vận động trong nhồi máu cơ tim cấp như sau:
  • Ngày đầu: chỉ cử động nhẹ các ngón tay, chân và cẳng tay
  • Ngày thứ 2: có thể ngồi dậy 1 – 2 lần, một lần 5 – 10 phút.
  • Ngày thứ 3, 4: có thể đi lại vài bước trong phòng.
  • Ngày thứ 5, 6: đi lại nhẹ nhàng trong phòng.
  • Ngày thứ 7, 8: có thể đi bộ ra hành lang
  • Ngày thứ 9 trở đi: có thể đi lại xa hơn nhưng không được làm việc nặng và xúc động mạnh (tối thiểu phải nghỉ ngơi yên tĩnh trong thời gian 4 tuần)
  • Chế độ ăn uống: Ăn lỏng, nhạt, giàu dinh dưỡng, ăn trái cây nhiều vitamin, chống táo bón…
  • Theo dõi tình trạng đau ngực: vị trí, tính chất, hướng lan, cường độ và thời gian.
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
  • Theo dõi các cận lâm sàng quan trọng: men tim, ECG,…

 

6. Phòng bệnh:

  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: béo phì, ít vận động, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, stress, nhiễm lạnh,…

Cụ thể:

  • Giảm cân (áp dụng BMI < 25),
  • Thể dục: đi bộ hoặc vận động tại chỗ 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần
  • Tiết thực: tránh mỡ, da, lòng, nội tạng động vật,…
  • Kiêng cử: bia, rượu, thuốc lá…
  • Điều trị thường xuyên tích cực các bệnh lý: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.