Phòng Điều Dưỡng

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC - NHÂN SỰ

Hiện tại, phòng Điều dưỡng gồm có 09 người trong đó:

- Trình độ: Thạc sĩ: 01; CKI: 02; ĐH: 05; TH: 01;

- Gồm 2 bộ phận là Điều dưỡng và công tác xã hội.

* Trưởng phòng: CKI.ĐD. Đặng Thị Thanh Huyền

- Email: [email protected]

* Tổ trưởng tổ CTXH: CN. Phạm Duy Phương

- Email: [email protected]

Hình ảnh 1: Tập thể Phòng Điều dưỡng

Hình ảnh 2: Tổ CTXH trực thuộc phòng Điều dưỡng

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng và Tổ công tác xã hội

2.1. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Điều dưỡng

- Phòng Điều dưỡng là phòng nghiệp vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện, điều hành, kiểm tra, giám sát chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh của Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên, Hộ lý, Y công đồng thời tham mưu đề xuất các nội dung liên quan hỗ trợ Lãnh đạo Bệnh viện trong công tác chỉ đạo.

- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế gồm những nhiệm vụ như sau:

a) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;

c) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với chuyên khoa, đặc điểm của bệnh viện để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc Bệnh viện phê duyệt;

d) Đôn đốc, kiểm tra Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Hộ lý, Y công thực hiện đúng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn;

đ) Phối hợp các khoa, phòng liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định;

e) Phối hợp phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Hộ lý và Y công;

g) Phối hợp khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

h) Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Hộ lý và Y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên, tham gia kiểm tra tay nghề cho Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên, Kỹ thuật viên, Hộ lý và Y công trước khi tuyển dụng;

i) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Giám đốc phân công.

Hình ảnh 3:Công tác đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên toàn viện

Hinh ảnh 4: Công tác bình bệnh án Điều dưỡng toàn viện

2.2. Chức năng nhiệm vụ Tổ Công tác xã hội trực thuộc Phòng Điều dưỡng

   Thực hiện các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Thông tư 43/2015TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế gồm những nhiệm vụ như sau:

  1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;

b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;

c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:

d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

3. Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

4. Hỗ trợ nhân viên y tế:

a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

5. Đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;

b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.

7.Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng.

Hình ảnh 5: Đón tiếp và phân loại NB đến khám tại Bệnh viện

III. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

3.1 Phòng Điều dưỡng

Phòng Điều dưỡng là một trong những khoa, phòng hình thành trong cơ cấu hạ tầng của Bệnh viện từ ngày đầu thành lập.

- Giai đoạn 1981 - 1990:

Phòng có tên là phòng Y tá, đây là phòng Y tá trong bệnh viện đầu tiên trong toàn quốc.

Nhân lực từ 12 – 15 người, hầu hết là Y tá Trung cấp.

Trưởng phòng là ĐDTH Phạm Thị Thúy Ngân

Thực hiện nhiệm vụ y tá giám thị - kiểm tra, giám sát công tác điều dưỡng thực hiện các y lệnh chăm sóc, phục vụ người bệnh trong bệnh viện.

- Từ năm 1994- 2000:

Phòng Y tá đổi tên thành phòng Điều dưỡng.Nhân lực biên chế từ 7 - 9 người, có 02 trình độ cao đẳng.

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.

- Giai đoạn 2011 - 2016:

Phòng Điều dưỡng được biên chế 3- 5người, hầu hết đều có trình độ đại học và cao đẳng.

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế

- Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003 ĐDTH  Trần Thị Dy phó trưởng phòng - phụ trách phòng.

- Từ tháng 7 năm 2013 đến 30/4/2016 trưởng phòng là CN ĐD Phạm Thị Tuyết Vân

- Giai đoạn 2016 đến nay:

- Nhân lực gồm có 03 người, trình độ Đại học và sau đại học

- Trưởng Phòng từ tháng 04/2016 đến nay là CKI.ĐD. Đặng Thị Thanh Huyền

3.2. Tổ Công tác xã hội trực thuộc Phòng Điều dưỡng

Tổ Công tác xã hội được thành lập ngày 18/12/2015 theo Quyết định số 4437/QĐ-BV của Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

- Giai đoạn 18/12/2015 – 15/01/2019 : Tổ Công tác xã hội thuộc phòng Quản lý chất lượng.

- Nhân lực : 07 người, trình độ Đại học, Trung học.

- Giai đoạn 16/01/2019 đến nay : Tổ Công tác xã hội thuộc phòng Điều dưỡng.

- Nhân lực: 06 người, trong đó có 5 cử nhân trình độ đại học và 1 Điều dưỡng trung cấp.

Trong hơn 5 năm qua, Tổ Công tác xã hội đã có nhiều thành tựu quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của bệnh viện như: Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh; Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động thiện nguyện tại bệnh viện; Vận động, tiếp nhận hơn 210 triệu đồng để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; Quảng bá hình ảnh và các dịch vụ của bệnh viện tới người bệnh và cộng đồng thông qua trang Website, Facbook của bệnh viện.

IV. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Qua 40 năm hình thành và phát triển cùng Bệnh viện và ngành Điều dưỡng, phòng Điều dưỡng bệnh viện đã có nhiều thay đổi, các hoạt động ngày càng rõ nét, chức năng tham mưu hỗ trợ các khoa phòng trong mọi lĩnh vực hoạt động của bệnh viện ngày càng được ghi nhận. Các thành tích nổi bật:

- Tổ chức được 4 Hội nghị khoa học điều dưỡng: 2004; 2005; 2006; 2007.

- Tổ chức Hội thi tay nghề điều dưỡng 14 lần trong các năm: 1983 – 1984 – 1986 – 1987 – 1996 – 2000 – 2002 – 2004 – 2006 – 2010 – 2012 – 2016 – 2018 – 2020.

   - Danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc các năm: 2008; 2011; 2012, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.     

- Bằng khen Bộ Y tế các năm:  2003 – 2005 – 2007 – 2008 – 2011 – 2019.

- Bằng khen UBND tỉnh các năm: 2004  – 2006 – 2012 – 2016.

- Bằng khen của Công đoàn Y tế năm 2010.