Sử Dụng Thuốc Chống Nôn Sau Điều Trị Hóa Chất

             Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và luôn được coi như một gánh nặng lớn về y tế. Hiện nay, trong những liệu pháp điều trị ung thư đang được áp dụng, hoá trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến cho các thể bệnh ung thư. Tuy nhiên, nôn và buồn nôn là 2 tác dụng phụ nghiêm trọng và thường gặp trong hóa trị liệu. Những tác dụng phụ này có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và khả năng tuân thủ điều trị của họ. Ngoài ra, buồn nôn và nôn mửa có thể dẫn đến chán ăn, giảm tình trạng hoạt động, mất cân bằng trao đổi chất, bong tróc vết thương, rách thực quản và thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, việc sử dụng loại thuốc chống nôn sau điều trị hóa chất sẽ được bác sĩ chỉ định cho người bệnh với mục đích ngăn ngừa, kiểm soát buồn nôn, nôn mửa.

       Buồn nôn và nôn khi hóa trị liệu

        1.      Những yếu tố nguy cơ gây nôn khi điều trị hóa chất

          Đa phần những bệnh nhân hóa trị điều trị ung thư đều có nguy cơ buồn nôn và nôn. Mỗi người sẽ có thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, tác nhân gây nôn và thời điểm nôn khác nhau. Những yếu tố có liên quan đến tình trạng này bao gồm:

  • Tỉ lệ mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng của buồn nôn và nôn trong các đợt hóa trị trước. Người có tiền sử mắc trước đó có khả năng sẽ bị lại trong những đợt điều trị tiếp theo.
  • Bệnh nhân có tiền sử uống rượu nhiều, mãn tính ít có nguy cơ bị buồn nôn và nôn do thành phần cisplatin.
  • Người bệnh dưới 50 tuổi có nhiều khả năng bị buồn nôn và nôn.
  • Nữ giới bị buồn nôn và nôn nhiều hơn so với nam giới.
  • Người có tiền sử bị buồn nôn, ốm nghén khi mang thai.
  • Các yếu tố nhân quả bổ sung có thể bao gồm những điều sau:
  • Mất cân bằng chất lỏng và điện giải, chẳng hạn như tăng canxi huyết, suy giảm thể tích hoặc nhiễm độc nước.
  • Sự xâm lấn hoặc phát triển của khối u trong đường tiêu hóa, gan, hoặc hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là hố sau.
  • Táo bón.
  • Một số loại thuốc như opioid.
  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết. 
  • Tăng tiết niệu

        2.      Phân loại nôn do điều trị hóa chất

  • Nôn đã được phân loại là cấp tính, trì hoãn, dự đoán, đột phá, khó chữa và mãn tính, như được nêu dưới đây:
  • Nôn cấp tính: đã trải qua trong 24 giờ đầu tiên sau khi dùng hóa trị liệu.
  • Nôn muộn: xảy ra hơn 24 giờ sau khi dùng hóa trị liệu. Nôn muộn trì hoãn có liên quan đến cisplatin, cyclophosphamide, và các loại thuốc khác (ví dụ: doxorubicin và ifosfamide) được dùng ở liều cao hoặc trong 2 ngày liên tục trở lên.
  • Nôn trước: xảy ra trước một chu kỳ hóa trị mới để phản ứng với các kích thích có điều kiện như mùi, cảnh và âm thanh của phòng điều trị
  • Nôn mãn tính ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn: liên quan đến nhiều căn nguyên tiềm ẩn. Những căn nguyên này chưa được biết đến và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng các yếu tố nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm đường tiêu hóa, sọ não, chuyển hóa, do thuốc (morphin), hóa trị gây độc tế bào và cơ chế gây ra bức xạ.

           3.   Những loại thuốc chống nôn sau điều trị hóa chất

Các loại thuốc chống nôn sau điều trị hóa chất được chia theo nhóm dựa vào cách chúng hoạt động trong cơ thể đối với từng dạng buồn nôn và nôn. Mỗi nhóm thuốc có cách hoạt động khác nhau nên một loại thuốc có thể không hiệu quả với người này hoặc người khác, tùy theo tình trạng mắc phải.

          Những loại thuốc chống buồn nôn và nôn thường được kê đơn có thể kể đến là:

  • Thuốc đối kháng serotonin (5-HT3) như Dolasetron, Ondansetron, Palonosetron, Granisetron giúp ngăn chặn chất gây buồn nôn và nôn serotonin. Chúng phát huy hiệu quả khi được dùng trước hóa trị và sau hóa trị vài ngày.
  • Các Corticoide: Dexamethasone, Prednisolone, Methylprednisolone …mà điển hình là Dexamethasone được dùng kết hợp với những loại thuốc chống nôn khác trước hoặc sau khi điều trị. Đôi khi thuốc có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Thuốc đối kháng dopamin như Metoclopramide (Primperan, Vincomide), Domperidone (Molilium) có tác dụng ngăn chặn dopamine liên kết với các khu vực trong não gây buồn nôn, nôn ói.
  • Kháng histamine: Chủ yếu sử dụng Diphenhynhydramine (Dimedrol) để phòng và điều trị buồn nôn, nôn, tác dụng này một phần là do tính chất kháng cholinergic và ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Thuốc chống rối loạn tâm thần: Clorpromazin, Haloperidol, … trong đó Olanzapine là thuốc cho tác dụng giảm buồn nôn và nôn hiệu quả. Các bác sĩ thường kết hợp Olanzapine với các loại thuốc chống nôn khác để kiểm soát cảm giác buồn nôn và nôn ói tốt hơn. 

    4. Phương pháp phòng và điều trị nôn do hóa trị

          Dự phòng nôn:

         Tùy mức độ nôn nặng hay nhẹ mà có phương án điều trị dự phòng bằng 1 thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc phù hợp.

         Điều trị nôn

          - Đối với nôn sớm: thông thường bạn sẽ được dùng thuốc chống nôn trước và sau truyền hóa chất theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vẫn còn nôn hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý theo phác đồ.

         - Đối với nôn muộn: thường kéo xảy ra khi bạn đã về nhà. Bạn có thể uống thuốc theo đơn: primperan 10mg x 2viên/lần x 3-4 lần/ngày, dexamethason 4mg x 2 viên/ngày uống sau ăn vào các ngày buồn nôn, nôn. Thông thường, nôn muộn không kéo dài quá 5 ngày sau truyền hóa chất. Nếu nôn kéo dài sau truyền hóa chất, bạn nên gọi điện lại cho bác sĩ hoặc nhập viện để được tư vấn và chăm sóc y tế.

        - Nôn do tâm lý: có thể bạn sẽ gặp phải tình huống này dù chưa truyền hóa chất, thậm chí chỉ nghĩ đến sẽ truyền hóa chất bạn cũng có thể nôn. Khi đó bạn gặp vấn đề là nôn do tâm lý. Bạn sẽ được dùng liều thuốc an thần nhẹ trước truyền hóa chất.

          Kết luận

           Buồn nôn và nôn do hóa trị liệu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân ung thư. Sử dụng thuốc dự phòng phù hợp trước hóa trị liệu đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tốt biến cố nôn và buồn. Ngoài ra, cần theo dõi tích cực các biến cố bất lợi xảy ra trên bệnh nhân trong cả quá trình hóa trị liệu để có biện pháp xử trí kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.